Địa chỉ: 02 Nguyễn Giản Thanh - Q. Thanh Khê - Đà Nẵng
Time: 17h00 - 19h00 - Từ T2 - T7
Hotline: 0813.624.287 |
Email: tranvannghia040484@gmail.com | Kết nối với chúng tôi
- Lách là một cơ quan bạch huyết miễn dịch nằm ở vùng bụng trái trên rốn mà bình thường, bờ dưới của lách không vượt quá bờ sườn trái. Tuy nhiên, một vài tình trạng bệnh lý, bao gồm nhiễm trùng, các khối u, bệnh lý gan mật … làm cho lá lách tăng kích thước, lớn hơn bình thường, gọi là cường lách (hay nói cách khác là lách to)
- Bệnh nhân có lách to thường có các triệu chứng sau:
+ Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng nào
+ Cảm giác đau nhẹ ở vùng bụng trái trên rốn, có thể đau lan lên vai trái
+ Cảm giác đầy bụng dù ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn gì do lách to đè vào dạ dày
+ Thiếu máu (với da xanh xao, mệt mỏi, gầy sút, chóng mặt nhiều …)
+ Thể trạng mệt mỏi
+ Mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên
+ Dễ chảy máu
- Cần đến khám tại các cơ sở y tế nếu thấy đau bụng vùng bụng trái trên rốn, nhất là khi đau tăng lên khi hít thở sâu
- Có nhiều nguyên nhân gây ra lách to:
+ Nhiễm virus
+ Nhiễm trùng, ví dụ: bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
+ Nhiễm ký sinh trùng, ví dụ: ký sinh trùng sốt rét
+ Xơ gan và các bệnh làm tổn thương gan
+ Các bệnh gây thiếu máu tán huyết
+ Ung thư máu, ví dụ: Leukemia, u lympho, …
+ Các bệnh rối loạn chuyển hóa
+ Tăng áp lực tĩnh mạch lách hoặc có huyết khối tĩnh mạch
- Xét nghiệm công thức máu đánh giá số lượng tế bào máu
- Xét nghiệm chức năng gan mật
- Chụp X-quang bụng đứng
- Chụp CT-Scan
- Cường lách có thể xảy ra ở bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào, không phân biệt nam nữ, người ta nhận thấy, các đối tượng sau đây có nhiều nguy cơ bị cường lách cao:
+ Trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi bị mắc các bệnh nhiễm trùng
+ Người mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa di truyền có ảnh hưởng tới gan và lách
+ Người sống ở vùng có bệnh sốt rét lưu hành hoặc thường xuyên di chuyển tới các vùng này, đặc biệt là sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium malariae.
6.1. Nhiễm trùng
Người mắc chứng cường lách có tần suất bị mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn do suy giảm chức năng miễn dịch của lách
6.2. Thiếu máu, dễ chảy máu
Người mắc chứng cường lách dễ bị thiếu máu, dễ bị chảy máu do các hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh bị phá hủy do rối loạn chức năng lách
6.3. Vỡ lách do chấn thương và không do chấn thương
- Lách là một tạng đặc và xốp, ngay cả khi ở trạng thái bình thường, cũng rất dễ vỡ, đặc biệt là khi có chấn thương va chạm vào vùng bụng trái trên rốn
- Khả năng bị vỡ lách sẽ tăng lên rất cao ở bệnh nhân mắc chứng cường lách
- Khi bị vỡ lách, bệnh nhân bị đe dọa tính mạng do mất rất nhiều máu, đặc biệt là khi chức năng đông máu đã giảm phần nào do tiểu cầu bị phá hủy nhiều.
- Chủ yếu là điều trị nguyên nhân
- Phẫu thuật thường không phải là lựa chọn đầu tiên, nhưng vẫn là phương pháp phổ biến, là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh lý này, cho đến nay.
Địa chỉ: 02 Nguyễn Giản Thanh - Q. Thanh Khê - Đà Nẵng
Time: 17h00 - 19h00 - Từ T2 - T7
Hotline: 0813.624.287 |