Chào mừng quý khách đến với website của chúng tôi!

Email: tranvannghia040484@gmail.com | Kết nối với chúng tôi face647 tw175 ins6107 g5358 p5244 ytb187

logo
phong_kham_ngoai_tieu_hoa_bs_nghia_mmmmmmm
iconhotline Hotline:
0813.624.287

Loét dạ dày tá tràng

LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

(Peptic Ulcers)

 

- Loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày.

- Loét dạ dày tá tràng là bệnh đã được biết đến từ lâu và hiện tại là một trong các bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới

- Loét dạ dày tá tràng là một vấn đề sức khỏe lớn bởi ảnh hưởng xấu của nó đến chất lượng cuộc sống, tính chất dễ diễn biến mạn tính và dễ tái phát, chi phí điều trị cao và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm

  1. Nguyên nhân

- Có nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày, tá tràng nhưng thực tế cho thấy có 3 nguyên nhân chính:

+ Vi khuẩn Helicobactor pylori (vi khuẩn H.p): được xem là nguyên nhân chính gây loẹt dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày.

hp

+ Các thuốc chống viêm, giảm đau loại NSAID không bao gồm Acetaminophen (ibuprofen, diclofenac, …) và aspirin: là những nhóm thuốc được dùng rất phổ biến hiện nay, có thể dễ dàng mua được tại các nhà thuốc. Bệnh nhân lạm dụng các thuốc loại này dễ bị loét cấp tính và thường là loét nhiều ổ, hay gặp ở những người dùng thuốc giảm đau trong điều trị các bệnh về xương khớp.

+ Stress và thực phẩm cay nóng được cho là ít làm xuất hiện các ổ loét nhưng có thể làm cho tình trạng loét ngày càng nặng hơn.

  1. Các yếu tố nguy cơ

- Hút thuốc lá: làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng ở những người nhiễm Helicobacter pylori.

- Dùng nhiều bia rượu: Bia rượu và chất cồn có thể làm tiêu đi lớp nhầy bào vệ niêm mạc dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ loét dạ dày do acid dịch vị

- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng

- Stress

  1. Triệu chứng của bệnh loét dạ dày, tá tràng

- Đau bụng vùng trên rốn là triệu chứng gần như hằng định của viêm loét dạ dày tá tràng. Đau có nhiều mức độ, từ âm ỉ đến dữ dội. Tùy thuộc vào mức độ loét, vị trí ổ loét mà triệu chứng đau có nhiều điểm khác nhau:

+ Loét hành tá tràng: xuất hiện lúc đói hoặc sau ăn 2-3 giờ, tăng lên về đêm, ăn vào hoặc dùng các thuốc trung hòa acid dịch vị thì giảm đau nhanh

+ Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà tính chất cơn đau có thể khác nhau. Thông thường, đau tăng lên sau khi ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ. Ăn vào hoặc sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị kém giảm đau hơn so với loét hành tá tràng

- Đau kéo dài nhưng có tính chu kỳ và diễn biến thành từng đợt

- Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:

+ Chán ăn

+ Đầy bụng, ợ chua

+ Cảm giác nóng rát

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Hơn 50% số bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng không có triệu chứng nào kèm theo ngoài đau bụng.

- Viêm dạ dày đơn thuần thường không gây sốt.

  1. Xét nghiệm

+ Chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang

+ Nội soi dạ dày, tá tràng: là phương pháp có giá trị nhất để xác định loét dạ dày tá tràng

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan)

+ Nuôi cấy định danh vi khuẩn

  1. Kết luận

- Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp và chiếm phần lớn số bệnh nhân đến khám bệnh vì triệu chứng đau bụng.

- Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị, ngoài việc gây khó chịu thường xuyên, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  1. a) Chảy máu tại ổ loét: là biến chứng thường gặp nhất, làm bệnh nhân nôn ra máu, đại tiên phân đen, mất máu dẫn đến thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh …
  2. b) Thủng ổ loét dạ dày tá tràng: là một cấp cứu ngoại khoa thực sự, bắt buộc phải phẫu thuật. Dịch vị và thức ăn trong dạ dày chảy vào ổ bụng qua lỗ thủng gây viêm phúc mạc tạo ra những cơn đau đột ngột, dữ dội như dao đâm khiến bệnh nhân nằm yên, không dám cử động, thậm chí không dám thở mạnh. Viêm phúc mạc do thủng ổ loét dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân.
  3. c) Ung thư hóa: Các nghiên cứu đã chỉ ra, các ổ loét mạn tính dễ thoái hóa và tiến triển thành ung thư. Ung thư dạ dày là một trong các loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất, tỷ lệ ác tính cao, làm giảm rõ rệt chất lượng sống của bệnh nhân
  4. d) Hẹp môn vị: Biến chứng này thường xảy ra đối với các ổ loét ở hành tá tràng. Hẹp môn vị làm thức ăn khó lưu thông từ dạ dày xuống ruột. Từ đó làm giảm hấp thu dinh dưỡng do nôn mửa nhiều.
In bài viết
Bài viết liên quan
Thông tin liên hệ
Phòng khám Trĩ, rò hậu môn, sỏi mật, u gan Bs Nghĩa 
FANPAGE FACEBOOK
1
Bạn cần hỗ trợ?