Chào mừng quý khách đến với website của chúng tôi!

Email: tranvannghia040484@gmail.com | Kết nối với chúng tôi face647 tw175 ins6107 g5358 p5244 ytb187

logo
phong_kham_ngoai_tieu_hoa_bs_nghia_mmmmmmm
iconhotline Hotline:
0813.624.287

THOÁT VỊ THÀNH BỤNG

THOÁT VỊ THÀNH BỤNG

 ( Abdominal Hernias )

 

- Thoát vị thành bụng là sự trồi ra bất thường của các cơ quan trong ổ bụng qua một chỗ cân mạc yếu tự nhiên hay mắc phải của thành bụng, đồng thời kéo theo lá thành của phúc mạc qua một lỗ thoát vị. Những lỗ này có thể là những lỗ tự nhiên của cơ thể được lấp đầy bởi mỡ hoặc có tổ chức thần kinh mạch máu đi qua nhưng cũng có thể là lỗ tạo ra cho chấn thương, do phẫu thuật hoặc do một bệnh lý nào đó.

- Thoát vị thành bụng không giống với sa nội tạng là hiện tượng một cơ quan bị lộn ra ngoài mà không có phúc mạc bao phủ, hay gặp sa trực tràng, sa tử cung ra ngoài.

- Thoát vị thành bụng cũng không phải là lộ tạng khi các cơ quan như gan ruột … tiếp xúc với môi trường ngoài, thường gặp trong vết thương thấu bụng.

- Thông thường, người ta dựa vào vị trí thoát vị để phân loại, theo đó, có thoát vị bẹn, thoát vị đùi, thoát vị rốn, ít gặp hơn có thoát vị bịt, thoát vị thắt lưng, thoát vị đáy chậu …

thoat_vi_thanh_bung

Hình 1: Các thoát vị thành bụng thường gặp

                                                              

THOÁT VỊ BẸN

( Inguinal Hernia )

Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng, một cơ quan nào đó trong ổ bụng rời khỏi vị trí bình thường của nó chui qua ống bẹn xuống bìu và loại hay gặp nhất trong các thoát vị thành bụng nói chung. Thoát bị bẹn là một bệnh của loài người, xuất hiện từ khi con người chuyển từ tư thế đi khom của loài vượn sang tư thế đứng thẳng. Thoát vị bẹn thường thấy ở nam giới, rất hiếm thấy ở nữ giới.

thoat_vi_thanh_bung_2

Hình 2: Thoát vị bẹn với khối phồng vùng bẹn (T) và ruột non nằm trong bao thoát vị

  1. Nguyên nhân

- Bẩm sinh: do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc

- Mắc phải: do sự suy yếu của cân cơ thành bụng do tuổi già, do một số bệnh làm mất collagen trong mổ, vết mổ cũ, thương tích thành bụng, suy dinh dưỡng … trong khi có tăng áp lực ổ bụng trong thời gian dài (mang vác, lao động nặng, táo bón kinh niên, ho kéo dài do viêm phế quản mạn, có thai, cổ trướng, khối u lớn trong ổ bụng …)

  1. Triệu chứng

- Hầu hết thoát bị bẹn không có triệu chứng gì đến khi người bệnh phát hiện khối phồng ở vùng bẹn. Đa số bệnh nhân mô tả là khối phồng này sẽ to ra khi đi lại, chạy nhảy, lao động, làm việc nặng hoặc khi ho, rặn mạnh và thường sẽ nhỏ lại hoặc mất đi khi nằm nghỉ, có khi người bệnh dùng tay đẩy lên được. Một số ít bệnh nhân khác than phiền cảm giác đau nhẹ, đau lan xuống bìu.

thoat_vi_thanh_bung_3

Hình 3: Khối phồng do thoát vị bẹn

  1. Xét nghiệm

- Thông thường, chỉ cần dựa vào khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán, chỉ dùng đến các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khi không rõ (khối thoát vị quá nhỏ)

- Xét nghiệm chủ yếu là để đánh giá tổng trạng bệnh nhân và phát hiện các bệnh tạo yếu tố thuận lợi

  1. Biến chứng

4.1. Thoát vị bẹn nghẹt

- Là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất, là một cấp cứu thực sự

- Cơ quan thoát vị bị xiết chặt ở cổ túi và không tự thoát ra được, kèm theo đó là mạch máu, thần kinh nuôi dưỡng tạng đó bị chèn ép làm thiểu dưỡng và dẫn đến hoại tử. Đôi khi, thoát vị nghẹt đi kèm với các triệu chứng của tắc ruột

thaot_vi_thanh_bung_4

Hình 4: Quá trình tiến đến thoát vị nghẹt

4.2. Thoát vị kẹt

4.3. Chấn thương túi thoát vị

  1. Điều trị

- Đối với người lớn, chỉ có thể điều trị phẫu thuật

- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ

thoat_vi_thanh_bung_5

Hình 4: Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật thoát vị bẹn


THOÁT VỊ ĐÙI

( Femoral hernias )

 

Thoát vị đùi là một thoát vị mắc phải trong đời sống hằng ngày, chủ yếu xảy ra ở nữ, nhất là phụ nữ mang thai nhiều lần, và tỷ lệ biến chứng nghẹt rất cao

  1. Triệu chứng

- Có khối phồng ở đùi, khối này lúc có lúc không và thường xuất hiện khi đi lại nhiều. Đau tăng khi duỗi chân

- Các triệu chứng khác như tức nhẹ, khó chịu vùng bẹn thường ít được chú ý

Lưu ý: Thoát vị đùi thường không có triệu chứng gì, lại hay bị nghẹt, cho nên phát hiện đầu tiên cũng là khi đã có biến chứng nghẹt, bệnh nhân đến khoa cấp cứu mà không hề biết mình bị thoát vị.

- Khi đã có biến chứng nghẹt, người bệnh sẽ đau dữ dội vùng bị thoát vị.

  1. Xét nghiệm

- Thường dùng để đánh giá tình trạng của bệnh nhân, nhất là khi đã có biến chứng nghẹt cần can thiệp cấp cứu

  1. Điều trị

- Chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật, tránh để biến chứng nghẹt, có thể dẫn đến hoại tử cơ quan thoát vị, thường là ruột, sẽ gây nhiễm trùng nặng.

 

THOÁT VỊ TẠI VẾT MỔ CŨ

- Vết mổ cũ hiển nhiên là một điểm yếu của thành bụng và hoàn toàn có thể là nơi để các tạng thoát vị chui qua.

- Thoát vị tại vết mổ cũ cũng là một dạng thường thấy của thoát vị thành bụng

- Có nhiều nguyên nhân của thoát vị tại vết mổ cũ, nhưng thực tế người ta thường thấy các nguyên nhân sau:

+ Tuổi già (sự lành vết thương diễn ra kém và chậm)

+ Nhiễm trùng vết mổ (làm vết mổ chậm liền)

+ Tổng trạng kém, gầy sút (do xơ gan, ung thư …)

+ Dinh dưỡng kém, rối loạn dinh dưỡng (làm chậm liền vết mổ0

+ Béo phì, thành bụng dày do nhiều mỡ (nguy cơ nhiễm trùng cao)

+ Biến chứng phổi sau mổ làm ho nhiều, tăng áp lực ổ bụng

- Điều trị phẫu thuật là phương pháp duy nhất để cải thiện tình hình.

thoat_vi_thanh_bung_6

Hình 5: Thoát vị tại vết mổ cũ trên thành bụng

 

 

In bài viết
Bài viết liên quan
Thông tin liên hệ
Phòng khám Trĩ, rò hậu môn, sỏi mật, u gan Bs Nghĩa 
FANPAGE FACEBOOK
1
Bạn cần hỗ trợ?