Đau lưng là nguyên nhân khiến bệnh nhân khám bệnh nhiều thứ nhì tại các phòng khám đa khoa, nhất là khi các công việc ngày nay làm ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống, một trong những nguyên nhân gây đau lưng là thoái hóa đĩa đệm.
Thoái hóa đĩa đệm cột sống là gì?
Đĩa đệm tạo khoảng cách giữa các đốt sống và cho phép chúng ta thực hiện các động tác như gập người, vặn người. Tuy nhiên, theo thời gian đĩa đệm dần dần mất đi khả năng để hoạt động và hỗ trợ cột sống; từ đó dẫn đến đau lưng và có thể lan ra các chi. Đây không phải là một bệnh mà thực chất là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh:
Đĩa đệm được cấu tạo bằng lớp vòng xơ và nhân nhày ở giữa, theo thời gian các vòn xơ bị tổn thương và lớp nhân nhày ít dần. Thế nhưng mô đĩa đệm rất khó phục hồi do máu nuôi ít, làm cho đĩa đệm thoát ra, gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm và đau lưng.
Làm thế nào để phát hiện kịp thời chứng thoái hoá đĩa đệm cột sống?
Nhiều người bị thoái hóa đĩa đệm cột sống nhưng không có bất kì triệu chứng nào; mặt khác, nhiều người lại trải qua những cơn đau vô cùng dữ dội và mất đi khả năng thực hiện hoạt động hằng ngày.
Thông thường, cơn đau bắt đầu ở vùng thắt lưng và có thể lan xuống mông và một hoặc cả hai chân. Ngoài ra, tê bì hoặc ngứa ran ở chân và bàn chân có thể xuất hiện có khi cơ bắp ở chân cũng đồng thời yếu, mất sức hay bàn chân rủ (mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân về phía trước).
Những cơn đau khó chịu dai dẳng và thỉnh thoảng trở nên dữ dội. Thông thường cơn đau kéo dài từ vài ngày đến một vài tháng.
Các phương pháp điều trị
– Vật lý trị liệu: được coi là phương pháp đầu tiên. Nằm nghỉ, thư giãn có thể làm giảm đau. Những trường hợp không giảm phải cần đến vật lí trị liệu. Các bài tập cùng với các phương pháp trị liệu bằng nhiệt, hoặc kéo dãn… thường làm giảm đau. Những trường hợp khác có thể dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm, giãn cơ hỗ trợ.
– Dùng laser: Dùng laser đốt đi một phần nhân nhầy (giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da – PLDD) là một phương pháp hiện nay không còn được ưa chuộng do khả năng tái phát cao tuy vẫn còn một vài nơi thực hiện.
– Phẫu thuật: Mổ có thể giải quyết được đau. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của cuộc mổ và các biến chứng của nó nên ít khi các bác sĩ đủ dũng khí để giải quyết vấn đề này bằng mổ.
Hiện nay, trên thế giới rộ lên phong trào thay đĩa đệm thắt lưng cho các trường hợp thoái hóa đĩa đệm. Tuy nhiên, rất nhiều các bác sĩ phản đối phương pháp này do kết quả mà nó mang lại không cao.
Đặc biệt, nếu sau mổ thay đĩa đệm cột sống thắt lưng mà người bệnh bị viêm hoặc thoái hóa hư khớp cột sống dẫn đến mất vững cột sống, một trạng thái rất thường gặp ở cột sống thắt lưng, khi đó mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng phức tạp, đôi khi sánh ngang với một thảm họa cho người bệnh.
Đối với các trường hợp đau thắt lưng có nguồn gốc đĩa đệm, đặc biệt là việc tăng áp lực nội đĩa đệm, hoặc các trường hợp thoát vị đĩa đệm dạng lan tỏa chưa xé rách dây chằng dọc sau vùng thắt lưng, nội soi cột sống là phương pháp có