Chào mừng quý khách đến với website của chúng tôi!

Email: tranvannghia040484@gmail.com | Kết nối với chúng tôi face647 tw175 ins6107 g5358 p5244 ytb187

logo
phong_kham_ngoai_tieu_hoa_bs_nghia_mmmmmmm
iconhotline Hotline:
0813.624.287

Tìm hiểu về đau hậu môn & trĩ

Tìm hiểu về đau hậu môn & trĩ

Hậu môn là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa nơi phân được tống xuất ra ngoài. Kích thước của ống hậu môn khoảng 3 – 4 cm, được lót bởi da với nhiều đầu mút thần kinh cảm giác, bên trong là lớp biểu mô dẹt và trụ. Bên dưới lớp da niêm là hệ thống đám rối mạch máu trĩ ngoại và trĩ nội. Ngoài ra còn 2 bó cơ vòng thắt hậu môn: cơ thắt trong và cơ thắt ngoài giúp cho chúng ta đi cầu tự chủ và không bị són. Những rối loạn thay đổi bất thường ở hậu môn thường biểu hiện bằng cảm giác đau hậu môn hay đi cầu ra máu. Bài này đề cập đến những bệnh lý lành tính thường gặp gây đau hậu môn.

1. Nứt hậu môn:
Khi người bệnh đi cầu táo bón, phân cứng to hơn bình thường có thể gây nên vết rách ở niêm mạc ống hậu môn.

5e1c10e58bfad13341bdc3f7_nutkehaumonvacachdieutri
Biểu hiện bằng việc đi cầu có cảm giác đau rát và có thể có máu dính phân. Thông thường các vết rách cấp tính này có thể tự lành sau vài ngày. Trong 1 số trường hợp nguyên nhân vẫn còn lập lại thì vết nứt cấp tính này trở thành mãn tính biểu hiện thành vết loét. Vết loét mãn tính sẽ gây cho bệnh nhân đau hậu môn kéo dài và ái ngại đi cầu.

Cũng hay gặp ở những bệnh nhân nữ sau sanh, bệnh nhân béo phì hay có kèm theo trĩ ngoại.



Điều trị nứt hậu môn:
Thay đổi lối sống để tránh táo bón như: uống nước nhiều trong ngày (2,5 lít/ngày), ăn nhiều rau trái cây, tập thể dục đều đặn, đi cầu đúng giờ, tránh rặn khi đi cầu.

Ngồi ngâm nước ấm (37 độ C) pha muối loãng (như nước biển), 10 phút lần, 3 lần ngày sau khi đi vệ sinh.

Bác sĩ có thể cho dùng thêm một số thuốc chuyên biệt, nhưng không nên tự ý thoa thuốc vào vùng hậu môn.

90% vết nứt cấp tính tự lành sau khoảng 1 tuần với các biện pháp trên. Những trường hợp thất bại hay đau kéo dài cần phải được phẫu thuật để điều trị.

Phẫu thuật sẽ cắt 1 phần cơ vòng trong nhằm giảm áp cơ vòng giúp giảm đau và tăng lượng máu nuôi đến hậu môn giúp lành vết thương.

2. Áp-xe và dò cạnh hậu môn
Áp-xe là một nhiễm trùng tụ mủ cạnh hậu môn. Đây là bệnh cấp tính hay gặp do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhày ở hậu môn. Diễn tiến của ổ áp-xe này là lan tỏa vùng mông có thể vỡ ra ngoài da hình thành nên đường dò cạnh hậu môn.

Biểu hiện của ổ áp xe là đau vùng hậu môn, sốt cao, sờ thấy có 1 khối sưng phồng đỏ nằm cạnh hậu môn. Ở trong trường hợp dò cạnh hậu môn, người bệnh sẽ thấy có 1 mụt nhọt nổi lên gây đau, sau đó vỡ ra chảy dịch máu mủ, có thể tái phát từng đợt.



Điều trị áp xe cạnh hậu môn là phẫu thuật cấp cứu dẫn lưu ổ mủ. Vết thương sau đó để hở, chăm sóc hằng ngày để vết thương tự lành.

30% các ổ áp xe có thể tái phát lại sau đó hay diễn biến thành đường dò hậu môn. Cần phải phẫu thuật để cắt bỏ đường dò. Có nhiều phương pháp, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc chung là: cắt trọn đường dò, không để tái phát và không tổn thương cơ thắt.

Trĩ là tình trạng phình giãn của đám rối tĩnh mạch trĩ nội và ngoại ống hậu môn.


Đây cũng là một bệnh thường gặp, hơn một nửa dân số sẽ mắc bệnh trĩ khi bước qua tuổi 30, rất nhiều người chịu đựng trong người bệnh trĩ mà không tìm đến cơ sở y tế để điều trị vì sợ đau. Nhưng ngày nay, có nhiều phương pháp mới ra đời giúp việc điều trị bệnh trĩ không còn đáng sợ như xưa nữa.


Hiện nay người ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính của bệnh trĩ là gì, tuy nhiên nó có thể liên quan đến tư thế đứng thẳng của con người gây nên tăng áp lực lên vùng hội âm.

Các yếu tố thúc đẩy là thường sau 30 tuổi. Táo bó hay tiêu chảy mãn tính. Mang thai. Di truyền. Khiếm khuyết chức năng đi cầu do sử dụng quá nhiều chất nhuận trường: rặn hay ngồi lâu khi đi cầu.

Biểu hiện bệnh trĩ: Đi cầu ra máu, có khối mô lòi ra ở hậu môn khi đi cầu, ngứa chung quanh hậu môn, đau ở hậu môn, khối u rìa hâu môn sưng đau.

Phân độ trĩ:

– Độ 1: Búi trĩ nằm trong hậu môn chỉ gây ra chảy máu khi đi cầu.
– Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự tụt vào trong hâu môn sau đó.
– Độ 3: Bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào.
– Độ 4: Nằm hoàn toàn bên ngoài mà không thể đẩy vào được.

 

Trĩ có thể gây biến chứng như sa nghẹt, tắc mạch, hoại tử…

Điều trị nội khoa trĩ
Phòng tránh: Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn, tập thói quen tốt khi đi cầu. Tránh tăng áp lực ổ bụng thường xuyên.

Điều trị đau và ngứa hậu môn: Ngồi ngâm hậu môn nước muối ấm, thoa thuốc hay đặt thuốc, không rặn khi đi cầu.

Điều trị giảm táo bón: Gia tăng lượng chất xơ. Dùng thuốc mềm phân nhuận trường. Tập thể dục đều đặn. Đi cầu ngay khi mắc

Thủ thuật điều trị trĩ: như thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ búi trĩ áp dụng cho trĩ nội độ 1 và 2.

Phẫu thuật cắt trĩ : áp dụng cho búi trĩ độ 3 và 4, trĩ biến chứng… phương pháp cắt trĩ Longo (dùng máy cắt nối tự động) có thể điều trị trĩ nội độ 2, 3. Hiệu quả giảm đau sau mổ rất nhiều và bệnh nhân mau hồi phục.
In bài viết
Bài viết liên quan
Thông tin liên hệ
Phòng khám Trĩ, rò hậu môn, sỏi mật, u gan Bs Nghĩa 
FANPAGE FACEBOOK
1
Bạn cần hỗ trợ?